Chuyển đến nội dung chính

6 TÔN GIÁO CHÍNH TẠI VIỆT NAM





1. ĐẠO PHẬT ( PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM )
            Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo , (còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử) và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo .

Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300 - 600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.

Có thuyết khác lại cho rằng Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước công nguyên từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa, Lúc đầu Phật giáo tại Việt nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng) mang màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa nhưng về sau do ảnh hưởng của Trung Hoa mời chuyển dần thành Đại thừa Tới ngày nay, Phật giáo đã trở thành tôn giáo phổ biến nhất tại Việt Nam, chiếm đa số tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam.

Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo chính của người Việt[6], người Hoa và một số dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc như Mường, Thái, Tày... Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam có ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Trong thực tế Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam tồn tại hòa hợp với Đạo giáo, Khổng giáo và các đức tin bản địa như tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu...

Trong khi đó Phật giáo Tiểu thừa lại được coi là tôn giáo chính của người Khmer.



2. ĐẠO THIÊN CHÚA ( CÔNG GIÁO RÔMA )





Công giáo Rôma, hay Thiên Chúa giáo La Mã, lần đầu tiên tới Việt Nam vào thời nhà Lê mạt (đầu thế kỉ 16 tại Nam Định) bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là một thuộc địa của Pháp. Pháp khuyến khích người dân theo tôn giáo mới bởi họ cho rằng nó sẽ giúp làm cân bằng số người theo Phật giáo và văn hoá phương Tây mới du nhập [cần dẫn nguồn]. Đầu tiên, tôn giáo này được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 5,5 triệu tín đồ Công giáo, và khoảng 6.000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nước.

Số giám mục người Việt được Tòa Thánh tấn phong trong 80 năm thời Pháp thuộc là 4 người, trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) là 33 người ở cả hai miền, từ năm 1976 đến 2004 là 42 người.



3. ĐẠO CAO ĐÀI ( TÒA THÁNH TÂY NINH )





Đạo Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh. Tôn giáo này thờ Đức Cao Đài (hay Thượng Đế), Phật và Chúa Giê-su. Cao Đài là một kiểu Phật giáo cải cách với những nguyên tắc thêm vào của Khổng giáo, Lão giáo và Thiên chúa giáo. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

Hiện có khoảng 2,4 triệu tín đồ Cao Đài tại Việt Nam, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam bộ (Đặc Biệt là Tây Ninh) và khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.

4. ĐẠO HÒA HẢO




Đạo Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang), Châu Đốc.

Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hòa hợp. Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời.

Hiện có khoảng 1,3 triệu tín đồ Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ (Đặc biệt là tứ giác Long Xuyên).


5. ĐẠO TIN LÀNH



Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 2004, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam vào khoảng 1 triệu người, chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc.




6. ĐẠO HỒI


Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2004, tại Việt Nam có khoảng 60.000 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: người Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai theo Hồi giáo chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuật theo phái Chăm Bà Ni.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội điểm của Đoàn Thanh niên

BÀI PHÁT BIỂU CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH XÃ LỊCH HỘI THƯỢNG -------------- Kính thưa: Đoàn quý đại biểu , thưa toàn thể Đại hội . Hôm nay, tôi rất vui mừng về dự Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Lịch Hội Thượng nhiệm kỳ 2017 - 2022. Thay mặt Ban BTV Huyện Đoàn, tôi xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, quý đại biểu cùng toàn thể đại hội lời chúc mạnh khỏe, thành công và lời chào mừng tốt đẹp nhất. Kính thưa Đại hội ! Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Lịch Hội Thượng nhiệm kỳ 2017 – 2022 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên . Qua công tác chỉ đạo và theo dõi, chúng tôi đánh giá cao sự cố gắng của các đồng chí trong Ban Chấp hành; các đồng chí đã bám sát các văn bản hướng dẫn và sự chỉ đạo của cấp trên, làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, đảm bảo Đại hội diễn ra đúng theo kế hoạch. Qua nghe Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 201...

LUẬN BÀN VỀ TAM CƯƠNG NGŨ THƯỜNG, TAM TÒNG TỨ ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ

Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị theo ý muốn của ông. Nho giáo phát triển chủ yếu ở các nước Châu á. Khổng tử đặt ra một loạt tam cương (tam cang), ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương  và  ngũ thường  là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo.  Tam tòng  và  Tứ đức  là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được  tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức  thì xã hội được an bình. A.  Tam cương :  tam  là ba,  cương ( cang) là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (chồng vợ). Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”. 1. Quân thần: ("Quân xử thần ...

Bài phát biểu Họp mặt cán bộ đoàn

BÀI PHÁT BIỂU HỌP MẶT Hôm nay, trong không khí ấm áp đầy nghĩa tình của buổi Họp mặt với sự hiện diện của các đồng chí nguyên là cán bộ Đoàn qua các thời kỳ, các đồng chí đoàn viên của chi đoàn khối Đảng, đoàn thể. Lời đầu tiên, thay mặt Ban Thường vụ Huyện Đoàn tôi xin chân thành gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và lời chào mừng nồng nhiệt nhất. Kính thưa các đồng chí! Trãi qua 84 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng. T rong mỗi giai đoạn lịch sử, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn đề ra những chương trình hành động cách mạng rất thiết thực; trong bất cứ thời kỳ nào cũng không thiếu những tấm gương thanh niên dũng cảm quên mình trong chiến đấu, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp, giàu mạnh hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, tuổi trẻ củ...